Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Màng trinh được xem là “cái ngàn vàng” thể hiện sự trong trắng của con gái. Tuy nhiên, với xã hội ngày nay thì quan niệm đó đã không còn đặt nặng nữa. Thế nhưng, nếu chẳng may bị rách lớp màng mỏng manh này vì một nguyên nhân nào đó cũng khiến nhiều bạn nữ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Trong đó, sự lo lắng nhiều nhất là về việc rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Để giúp các bạn nữ có thể giải đáp được nỗi niềm băn khoăn đó, chúng tôi đã nhờ các chuyên gia tư vấn trong bài viết ngay sau đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Kinh nguyệt chịu ảnh hưởng bởi nội tiết tố tiết ra từ buồng trứng, còn màng trinh là một lớp màng mỏng nằm gần cửa âm đạo. Vì thế, rách lớp màng này sẽ không hề ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt của các bạn nữ.

Màng trinh bị rách có đau không? Dấu hiệu như thế nào?

Màng trinh hay còn gọi là màng chắn âm đạo là một lớp màng mỏng manh nằm cách cửa âm đạo khoảng 2, 3cm, che phủ toàn bộ ống âm đạo. Trên bề mặt của lớp màng sẽ có 1 hoặc nhiều lỗ nhỏ để cho máu kinh có thể chảy ra hàng tháng. Theo quan niệm dân gian, người xưa thường xem lớp màng chắn âm đạo này là “cái ngàn vàng” thể hiện sự trong trắng của con gái.

Tuy nhiên, ngày nay các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh được cấu tạo của màng chắn âm đạo rất mỏng nên lớp màng này rất dễ bị rách do những tác động ngoại lực. Có nghĩa là không riêng gì việc quan hệ tình dục mới làm rách lớp màng này. Mà khi con gái vận động quá mạnh như chơi các môn thể thao nhảy xa, đạp xe,…hoặc gặp một số tai nạn té ngã, va đập vào vùng kín cũng sẽ khiến cho lớp màng này bị rách.

Vì lớp màng chắn này nằm ở bên trong âm đạo nên khi bị rách chúng ta sẽ không thể thấy được, nhưng có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau đây:

Chảy máu âm đạo: Do lớp màng  được cấu tạo nên từ nhiều mao mạch máu nhỏ nên khi bị rách thì sẽ khiến các mao mạch bị đứt khiến máu sẽ chảy ra. Lượng máu khi rách lớp màng chắn nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào độ dày, mỏng của lớp màng. Vì thế, các bạn tránh nhầm lẫn với máu kinh nguyệt nhé.

Đau rát vùng kín: Bên cạnh hiện tượng chảy máu, thì con gái còn sẽ gặp phải tình trạng đau rát vùng kín. Mức độ đau nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào độ dày, mỏng của lớp màng và cơ địa của mỗi người. Nếu lớp màng mỏng thì bạn chỉ cảm thấy đau nhói 1 chút, còn những bạn có màng chắn âm đạo quá dày thì cơn đau sẽ nhiều hơn và máu chảy ra cũng nhiều hơn.

Nếu rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Khi bị rách lớp màng chắn âm đạo phái nữ sẽ cảm thấy đau đớn ở vùng kín và có thể sẽ xuất hiện máu trinh chảy ra nơi âm đạo. 

Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Một vấn đề cũng được khá nhiều bạn gái quan tâm là rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Theo các chuyên gia cho biết, kinh nguyệt của phái nữ chịu sự tác động từ nội tiết tố do buồng trứng tiết ra. Máu kinh được tạo nên từ trứng bị thoái hóa và niêm mạc tử cung bong ra. Cho nên việc màng chắn âm đạo bị rách sẽ không hề gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến kinh nguyệt cũng như chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ.

Tuy nhiên, nếu như trong trường hợp bạn nữ bị mất trinh là do quan hệ tình dục, nhưng lại không sử dụng biện pháp bảo hộ như bao cao su. Sau khi quan hệ xong, đến kỳ hành kinh bạn nữ gặp phải hiện tượng chậm kinh hoặc mất kinh thì có thể là bạn nữ đã mang thai ngoài ý muốn do quan hệ tình dục không an toàn.

Có nhiều bạn nghĩ rằng, quan hệ lần đầu tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn sẽ không cao nên chủ quan không sử dụng biện pháp bảo vệ. Cũng có thể là do chưa từng quan hệ nên thiếu kinh nghiệm và thiếu hiểu biết về việc phòng tránh thai. Vì thế, tình trạng mang thai ngoài ý muốn sau lần quan hệ đầu tiên dẫn đến hiện tượng chậm kinh và mất kinh không phải là hiếm gặp. Vì thế, các bạn nữ hãy tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng tránh thai trước khi quan hệ nhé.

Bị rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Câu trả lời là không, vì màng trinh và kinh nguyệt không có sự liên quan với nhau.

Chăm sóc vùng kín thế nào sau khi bị rách lớp màng trinh nơi âm đạo?

Màng trinh bị rách là một hiện tượng khá bình thường mà bất kỳ bạn nữ nào cũng sẽ phải trải qua. Hiện tượng này cũng không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của phái. Thế nhưng, màng chắn âm đạo vốn có chức năng bảo vệ vùng kín khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài, nên khi lớp màng bị mất đi thì vùng kín sẽ mất đi sự bảo vệ. Nếu như các bạn không biết cách vệ sinh và chăm sóc vùng kín thì sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm và mắc phải các bệnh lý phụ khoa.

Vì thế, khi phát hiện mình đã bị rách “cái ngàn vàng” rồi thì hãy thực hiện những thói quen sau đây để bảo vệ cơ quan sinh dục được tốt hơn:

-Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ khoa ngày 2 lần, luôn rửa sạch và lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh.

-Luôn giữ cho vùng kín được khô thoáng, lựa chọn những chiếc quần lót được may từ chất liệu vải thông thoáng và thấm hút tốt.

-Khi đến kỳ kinh nguyệt, nên giữ vệ sinh vùng kín kỹ càng hơn nữa. Thường xuyên thay băng, ít nhất 4 tiếng 1 lần hoặc thay ngay khi băng bị đầy.

-Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục thật kỹ lưỡng.

-Luôn sử dụng các biện pháp bảo hộ như đeo bao cao su khi quan hệ để phòng tránh thai và tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

-Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường từ vùng kín như ra khí hư có mùi khó chịu, khó màu sắc bất thường,…thì nên đi thăm khám ngay.

-Giữ thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý phụ khoa.

Quan hệ rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Sau khi màng trinh bị rách, vùng kín sẽ mất đi lớp bảo vệ nên các bạn nữ cần chăm sóc vùng kín thật kỹ để tránh viêm nhiễm.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không và các dấu hiệu nhận biết lớp màng chắn âm đạo bị rách là như thế nào. Bên cạnh đó, các bạn cũng đừng quên chăm sóc và vệ sinh vùng kín cẩn thận vì sau khi đã mất lớp màng bảo vệ thì “cô bé” của bạn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn bên ngoài tấn công vào đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *